Phát triển nhượng quyền kinh doanh Franchise tại Việt Nam  

Rate this post

Nhượng quyền kinh doanh (franchise) đang được các công ty quốc tế tiếp tục đẩy mạnh xâm nhập vào  Việt Nam như một kênh xuất khẩu hiệu quả. Trong khi đó, hoạt động franchise của các công ty trong  nước vẫn còn khá khiêm tốn về quy mô và tính chuyên nghiệp do mặc dù thị trường trong nước vẫn hứa  hẹn tiềm năng phát triển tốt và lâu dài…

Phát triển hoạt động franchise tại Việt Nam  

Thuật ngữ “franchise” (tạm gọi là nhượng quyền kinh doanh-NQKD) được xác lập & quy định trong Luật  Thương mại Việt Nam, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006, nhưng nhiều khả năng hình thức kinh doanh  nhượng quyền này đã có mặt từ Việt Nam từ trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền  các trạm xăng dầu (gas station) của Mỹ Mobil, Exxon (Esso), Shell, trong đó người chủ vận hành &  người bán lẻ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân không có liên hệ gì với các công ty xăng dầu này. Đây là  mô hình kinh doanh truyền thống khá phổ biến trên thế giới đối với loại hình kinh doanh trạm xăng dầu.  

Hoạt động kinh doanh này sau đó được xuất hiện trở lại vào những năm 1996, bắt đầu với sự tham gia của  các tên tuổi quốc tế, đặc biệt trong ngành chế biến thức ăn nhanh & giải khát như Five Star Chicken,  Texas Chicken, Carvel, Baskin Robbins (Mỹ), Jollibee (Philippine), Burger Khan (Hàn Quốc). Ở Việt  nam, hoạt động NQKD của các công ty nước ngoài được điều chỉnh theo luật đầu tư nước ngoài, luật sở  hữu trí tuệ và luật thương mại (năm 2006). Các công ty này thường thực hiện mô hình NQKD hoàn chỉnh.  Chúng ta có thể quan sát một vài dạng thức NQKD của nước ngoài như: Burger Khan chuyển nhượng cho  một công ty Việt Nam, Five Star Chicken qua hình thức liên doanh, Carvel vào thị trường dưới hình thức  hợp đồng hợp tác kinh doanh, Texas Chicken qua hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Kể từ năm  2007 có thêm Kentucky Fried Chicken (1997) và tiếp theo các năm sau xuất hiện hàng loại các tên tuổi  khác bao gồm Dilma, Qualitea (Sri lanka), KFC, Pizza Hut, New Horizons IT Center, The Coffee Bean,  Leaf & Bean Coffee, Bud’s Ice Cream, Tuti Fruity, dịch vụ thuê xe Avis, tập đoàn Starwood (Mỹ),  Lotteria (Nhật), Illy Café (Ý), Gloria Jeans Coffee (Úc, nhưng gốc Mỹ), Charles & Keith Shoes  (Singapore) sau khi họ đã gặt hái được những thành công đáng kể tại các thị trường đang phát triển lân  cận như: Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Philippine. Trong lãnh vực bán lẻ lại có  sự góp mặt của các đại gia như Bourbon Group (Pháp, sau này là Big C), Parkson (Malaysia), Metro Cash  & Carry (Đức), chuỗi Medicare (Anh), Dairy Farm (Hong Kong) và gần đây là Family Mart (Nhật) và  Circle K (Canada). Ngành hàng tiêu dùng cũng “chứng kiến” sự thử nghiệm các mô hình NQKD hay  nhượng quyền thương hiệu (brand franchise hay trademark license) của đồng hồ Swatch (Thụy Sĩ), mỹ  phNm Clinique, thời trang Pierre Cardin (Pháp), các biểu tượng hoạt hình Walt Disney, thời trang  Manhattan, nước giải khát Orangina (Mỹ), chuỗi cửa hàng ảnh Mini Lab của Fuji (Nhật), hệ thống cửa  hàng mực in Cartridge (Úc), thiết bị chăm sóc sức khỏe OSIM (Singapore)…  

Đối với các công ty trong nước, NQKD là lãnh vực còn khá mới, chưa được nhiều công ty hiểu biết sâu  sắc và áp dụng mô hình này một cách toàn diện vào thực tế doanh nghiệp. Ngoài các mô hình nhượng  quyền tiên phong đã xác lập tên tuổi như chuỗi cửa hàng café Trung Nguyên, chuỗi cửa hàng bánh Kinh  Đô, Phở 24, lụa Á Châu, gần đây cũng xuất hiện thêm các mô hình nhượng quyền như cafe Passio, bánh  mì Bamizon, Buncamita, cơm tấm Thuận Kiều, thời trang Foci, chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart, giầy  T&T, IDJ – một thương hiệu nhượng quyền dịch vụ tư vấn. Đặc biệt khái niệm NQKD cũng được triển  khai lần đầu tiên ở Việt Nam qua thông qua mô hình cổng dịch vụ du lịch trên mạng (Hotel Link) của  MPDF do IFC đầu tư. Trong các năm tới, thị trường có thể sẽ ghi nhận sự ra mắt các thương hiệu kinh  doanh theo hình thức nhượng quyền hoặc ít nhất từ mong muốn chủ quan của người sở hữu mong muôn  có mô hình NQKD như nước trái cây Tapiocup, Y5, Mía Siêu sạch, N hà Vui, Regina Café, kem Monte  Rosa, siêu thị điện thoại thegioididong, thêu XQ …  

Đối với mô hình NQKD hoàn chỉnh, người nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản  phẩm”, bao gồm:

  1. Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình quản lý, chính sách quản lý được chuNn hóa,  tài liệu điều hành hành, huấn lyện, tư vấn, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị…);
  2. Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh;
  3. Hệ thống thương hiệu;
  4. Sản phẩm/dịch vụ. Do những hạn chế về quản trị thương  hiệu và quản trị & kiểm soát hệ thống (tiêu chuẩn hóa mọi quy trình và tác vụ), các doanh nghiệp chủ yếu  đang áp dụng hình thức NQKD không hoàn chỉnh, đặc biệt theo phương thức nhượng quyền phân phối  sản phẩm/dịch vụ.  

Bối cảnh thuận lợi cho xúc tiến phát triển franchise tại Việt Nam  

Theo báo cáo nghiên cứu của Hội đồng Nhượng quyền Kinh doanh Thế giới (WFC) vào năm 2004, Việt  Nam chỉ có 70 hệ thống NQKD đang hoạt động. Luật thương mại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 1/2006  giúp thiết lập một khung pháp lý rõ ràng hơn cho việc quản lý các hoạt động nhượng quyền.  

Sự phát triển nhanh chóng các công trình xây dựng phục vụ ngành bán lẻ tại các thành phố lớn công với  sự kiện ngành bán lẻ Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao về tính hấp dẫn & tiềm năng phát triển  trên thế giới. Việt Nam có đầy đủ những điều kiện cần thiết & thu hút phát triển mô hình franchise: nền kinh tế phát triển cao và ổn định hơn 7%/năm, nền chính trị ổn định, cung cấp thị trường tiêu thụ “trẻ” với  hơn 84 triệu dân với mức thu nhập đầu người đang gia tăng nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp tiêu dùng trẻ  mới nổi có thu nhập khá – cao và cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống & làm việc tại Việt Nam.  

Tương lai vài năm tới sẽ đánh dấu một cốt mốc quan trọng chuẩn bị cho những đột phá hấp dẫn & mạnh mẽ hơn cho hoạt động franchise trong vài năm tới đây tại Việt Nam. Bên cạnh ngành hàng truyền thống  cho nhượng quyền là thực phẩm & giải khát, cơ hội tiềm năng có thể xuất phát từ các lãnh vực dịch vụ  như giáo dục & đào tạo, dịch vụ kinh doanh, thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp, bán lẻ, dịch vụ du  lịch, bất động sản, khách sạn… Theo nhiều chuyên gia ngành dự báo, thị trường sẽ tăng trưởng mạnh mẽ  hơn và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 25-30%/năm trong 2-3 năm tới do sự mở rộng mạng lưới kinh doanh  của các hệ thống franchise hiện hữu, sự xâm nhập mạnh mẽ & nhiều lãnh vực đa dạng hơn chưa được  khai thác từ các công ty nước ngoài sau khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO “mở rộng cửa” cho đầu tư 100% vốn nước ngoài trong các lãnh vực dịch vụ và sự góp mặt của các thương hiệu mới trong nước.  Nhiều tập đoàn quốc tế sẽ lựa chọn mô hình franchise như là một công cụ xâm nhập thị trường xuất khẩu  hiệu quả nhất vào Việt Nam thông qua các mô hình franchise khác nhau. Hàng loạt các công ty quốc tế  đang trong thời gian nghiên cứu để xâm nhập thị trường Việt Nam như Celia Loe, Bread Talk, Cavana,  and Koufu (Singapore), McDonald’s, Starbucks Coffee, Hard Rock Café, Athlete’s Foot and Century 21  Real Estate, IKEA, Tesco và Wal-Mart (Mỹ), The Coffee Club, Healthy Habits và Hudsons Coffee  (Úc)…  

Thực tiễn hoạt động NQKD tại các quốc gia phát triển và các quốc gia công nghiệp mới cho phép dự đoán rằng hoạt động này cũng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong  điều kiện QKD là lãnh vực còn khá mới mẻ đối với các chủ thể tham gia nhìn về góc độ các doanh nghiệp  nhượng và nhận quyền, các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng, nhưng lại rất hứa hẹn vì mang  lại lợi ích to lớn để phát triển nền kinh tế quốc gia, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và trình độ tiêu  dùng cho cho toàn xã hội.  

Đối với Việt Nam, trước mắt nhu cầu đào tạo là rất cần thiết để nâng cao nhận thức và hiểu biết, đặc biệt  cho đối tượng nhượng quyền & nhận quyền kinh doanh tiềm năng. Điển hình nhất là trường hợp Chính  Phủ Singapore đã thực hiện rất tốt việc hỗ trợ phát triển mô hình này qua chiến lược franchise quốc gia vào  những năm 1990 với nhiều chính sách hỗ trợ rất tích cực & hiểu quả liên quan đến việc miễn thuế cho các  công ty tư vấn franchise, ưu đãi thuế & tài trợ phát triển hệ thống các doanh nghiệp nhượng quyền và  nhận quyền bên cạnh việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh & thuận lợi.  

Trần Anh Tuấn

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp 3AI

Call
icons8-exercise-96 chat-active-icon