Đổi mới là gì – Từ khái niệm đến thực tiễn

5/5 - (1 bình chọn)

Chắc hẳn rất nhiều độc giả của chúng tôi không mấy xa lạ với các sắc thái khác nhau của “sự đổi mới”. Tuy nhiên, đây vẫn là một khái niệm khó hiểu thường gây nhầm lẫn và có nhiều thông tin sai lệch xung quanh thuật ngữ này trong hầu hết các công ty nói riêng và cả toàn dân số nói chung.

Đặc biệt trong những sự kiện gần đây, đổi mới dường như chỉ đang xuất hiện qua lời nói suông của mọi người, vì thế việc định nghĩa cho thuật ngữ này là rất quan trọng.

Dĩ nhiên có một số lý do chính đáng lí giải cho điều này: đổi mới là động lực thiết yếu thúc đẩy nhân loại tiến lên không những về phương diện vật chất mà còn giúp phát triển kinh tế.

Theo kết quả nghiên cứu của OECD, kết quả của sự đổi mới đã giúp nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 85% từ giữa năm 1870 đến năm 1950.

Mặc dù nhiều công ty đã ứng dụng các công nghệ mới nhất nhưng lại thổi phồng quá mức và về lâu dài, đổi mới vẫn là thứ cốt lõi mà các công ty và nhà đầu tư nên thật sự quan tâm.

Định nghĩa và ý nghĩa thật sự của đổi mới

Đầu tiên, hãy bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa thật sự của thuật ngữ này.

Thật sự có đến hàng trăm, hàng nghìn các định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ “ đổi mới”, vì thế việc đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa thực sự của khái niệm này có thể gặp nhiều khó khăn. Hầu như không có sự thống nhất rõ ràng nào về định nghĩa chính xác của thuật ngữ này trong mọi lĩnh vực.

Chúng tôi đã xem xét qua rất nhiều những định nghĩa cho thuật ngữ này nhưng sự khác biệt giữa chúng tương đối nhỏ và mang tính học thuật.

Nhìn chung, mọi người đều thừa nhận rằng đổi mới tức là “mới lạ”. Nhiều người cho rằng đó không phải là sự đổi mới mà là sự phát minh trừ khi nó “ tạo ra được giá trị”.

Điều khó khăn ở đây là cả hai khái niệm này đều mang tính chủ quan.

  • Có phải cái gì đó phải “mới” hoặc “ mới lạ” đối với toàn thế giới thì mới được xem là sự đổi mới? Có phải đổi mới chỉ xuất hiện ở trong các lĩnh vực hoặc thị trường của mỗi cá nhân? Hay chỉ xuất hiện trong chính công ty của nó?
  • tạo nên giá trị cho ai ? Cho các khách hàng? Cho các công ty và các cổ đông của nó? Còn xã hội nói chung thì sao?
  • Làm thế nào để xác định giá trị của nó? Nó chỉ là giá trị tiền tệ hay các biện pháp đơn giản cũng được xem là đổi mới? Điều gì sẽ xảy ra nếu nó tạo ra giá trị lớn cho một vài cá nhân nhưng lại có hại cho cả tập thể ?

 

Thật vậy, hầu như không thể xác định rõ ràng một việc gì đó có mang tính đổi mới hay không. Vì thế, có lẽ cách tốt nhất là nên giữ định nghĩa của từ này theo cách thức khác thích hợp hơn.

Nói cách khác, sự đổi mới đơn giản chỉ là một cái gì đó mới mà bạn làm.

Nó có thể là các sản phẩm hay dịch vụ mới, một quy trình sản xuất mới giúp tiết kiệm tài nguyên hoặc thậm chí chỉ là một cải tiến nhỏ trong một sản phẩm hay một quy trình nào đó.

Sử dụng thuật ngữ “ đổi mới” trong thực tiễn

Nhiều người giải thích ý nghĩa của thuật ngữ “đổi mới” theo vô vàng cách khác nhau, đặc biệt nhiều người trong chúng ta đang cố gắng biến thuật ngữ ấy trở nên chính xác hơn. Chúng ta cần phải cân nhắc cẩn thận khi sử dụng thuật ngữ này để tránh được những sai lầm mà nó mang lại.

Vì thế, bất cứ khi nào bạn nói về “ sự đổi mới” với một ai đó, hãy chắc chắn rằng bạn và họ đang nói về cùng một chủ đề, nếu không cuộc trò chuyện của bạn chẳng đạt được hiệu quả mong đợi.

Để việc truyền đạt hiệu quả hơn, ngay từ đầu bạn không nên sử dụng thuật ngữ “đổi mới”. Mặc dù bạn đang hướng đến sự đổi mới nhưng thay vào đó bạn có thể dễ dàng truyền đạt thông điệp của mình bằng cách nói về những ý tưởng, những cải tiến, những thay đổi hoặc những doanh nghiệp mới đặc biệt nếu bạn đang làm việc trong một tổ chức bảo thủ.

Chúng ta có thể học được gì từ các chuyên gia- những câu nói yêu thích của chúng tôi về sự đổi mới

Vốn dĩ đổi mới là một trong những chủ đề được các nhân tài tốn nhiều tâm huyết vào nó nên chúng tôi nghĩ rằng việc đưa ra cho bạn những câu nói về sự đổi mới là rất có ý nghĩa. Họ thật sự làm việc rất tốt trong việc nắm bắt được bản chất của sự đổi mới.

1

“ Đổi mới là lấy hai thứ tồn tại với nhau và kết hợp chúng lại theo một cách mới”

Ông Tom Freston (1945) – đồng sáng lập MTV

2

“Phép tính của sự đổi mới là gì? Phép tính này khá đơn giản: Kiến thức thúc đẩy đổi mới, đổi mới thúc đẩy năng suất, năng suất thúc đẩy phát triển kinh tế.”

Nhà khoa học Willian Broday ( 1944)

3

“ Sự sáng tạo là nghĩ ra những điều mới. Sự đổi mới là làm những điều mới”

Nhà kinh tế học lừng danh Theodore Levitt ( 1925 – 2006)

4

“Bạn không thể chờ đợi nguồn cảm hứng, bạn phải kết nối nó với cộng đồng”

Nhà toán học Albert Einstein ( 1879 – 1955)

5

“ Tôi không thất bại. Tôi vừa tìm ra 10.000 cách tại sao nó không hiệu quả.”

Ông Thomas Edison- nhà phát minh ( 1847 – 1931)

6

“ Có một cách để làm nó tốt hơn. Tìm nó.”

Ông Thomas Edison- nhà phát minh ( 1847 – 1931)

7

“Điều nguy hiểm nhất mà chúng tôi có thể làm là duy trì hiện trạng.”

Ông Bob Iger (1951)_Giám đốc điều hành và kinh doanh truyền thông

8

“Khi những cơn gió thổi qua, một số người xây tường và một số người khác xoay cối xoay gió. ”

Câu tục ngữ cổ của Trung Quốc

9

“ Sự đổi mới- bất kỳ ý tưởng mới nào- ban đầu hầu như sẽ không được chấp nhận. Phải nỗ lực lặp đi lặp lại nhiều lần, những cuộc biểu tình bất tận trước khi sự đổi mới được chấp nhận và được nội bộ hóa bởi một tổ chức. Điều này cần sự kiên nhẫn và can đảm”

Warren Bennis (1925 – 2014) , học giả và cố vấn tổ chức

Bài học rút ra

Khi đặt tất cả những ý kiến đó lại với nhau, chúng ta có thể học điều gì ?

Đổi mới là việc đặt phép tính 1+1 của các kiến thức hiện có lại với nhau để tạo nên một cái gì đó mới.

  • Đổi mới là một điều rất khó khăn, nó không chỉ là sáng tạo hay nảy ra một ý tưởng mới.
  • Đổi mới luôn mang tính rủi ro và gần như các ý tưởng có thể mâu thuẩn với nhau nhưng điều này chỉ là một phần trong quá trình đổi mới.
  • Tuy nhiên, điều rủi ro nhất mà bạn làm đó chính là việc bạn luôn nhìn về quá khứ mà không hề tiếp nhận sự thay đổi.

 

Những nhận thức sai lệch về sự đổi mới

Chúng ta bây giờ đã có cái nhìn toàn diện về đổi mới, hãy cùng nhau làm rõ một số những quan niệm sai lầm về nó.

“ Đổi mới là điều chỉ các công ty khởi nghiệp làm”

Đây có lẽ là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất.

Không thể bàn cãi rằng, nhiều công ty khởi nghiệp rất sáng tạo và điều này thúc đẩy đáng kể sự đổi mới trong xã hội của chúng ta, nhưng:

  1. không có nghĩa là tất cả các công ty khởi nghiệp sẽ sáng tạo
  2. không có nghĩa là các tổ chức lớn không sáng tạo

 

Trước hết, không phải tất cả công ty khởi nghiệp nào cũng sáng tạo. Nếu như bạn quyết định mở một quầy bán nước chanh và thành lập một công ty thì đó được gọi là một công ty khởi nghiệp nhưng có lẽ không có gì được gọi là đổi mới hay sáng tạo ở đây cả.

Thứ hai, các tổ chức lớn ( như các doanh nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên cứu) thật sự đã tạo ra một phần lớn các đổi mới tại đây.

Chỉ cần nghĩ đến việc bạn đang sử dụng các thiết bị để đọc bài viết này, hoàn toàn không nghi ngờ gì sản phẩm này được tạo ra và bán bởi một công ty lớn và các công ty khác cũng đã phát triển hầu hết các phần cứng và phần mềm có ý nghĩa trên đó.

Các tổ chức quy mô trung bình có thể rất khó để đổi mới vì họ không có nguồn nhân lực cũng  như các công ty lớn và không giống như công ty khởi nghiệp và các công ty này có các quy trình hiện có khiến cho họ không muốn đón nhận sự thay đổi và đổi mới.

Đây là một trong những điều mà chúng tôi đồng cảm và sứ mệnh của chúng tôi là giúp họ thay đổi điều này.

“ Xây dựng và khách hàng sẽ đến”

Đây là một trong những cách cơ bản giúp họ tiếp cận với sự đổi mới. Đơn giản, bạn chỉ cần tạo ra một sản phẩm khá tốt và mọi người sẽ đến và tìm bạn.

Trong thời đại phát triển ngày nay, hầu hết chúng ta đều được đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống bởi lẽ chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin khác nhau về các sản phẩm và dịch vụ. Điều này khiến cho việc đổi mới không còn hoạt động như vậy nữa.

Ngày nay, bạn phải bắt đầu bằng cách tìm hiểu sâu sắc về khách hàng và những vấn đề mà họ đang mắc phải, nếu không bạn rất có thể sẽ thất bại trong quá trình đổi mới.

 

“Đổi mới phải là một phát minh công nghệ mang tính đột phá”

Nhiều người cho rằng đổi mới phải là một phát minh lớn và đột phá. Tuy nhiên như chúng tôi đã đề cập trước đó, điều này là không đúng.

Thông thường, ngay cả những khám phá và phát minh mang tính đột phá cũng cần nhiều cải tiến và đổi mới bổ sung để thực sự trở nên khả thi về mặt thương mại. Hãy nghĩ về một thứ giống như ô tô điện: nó được phát minh lần đầu tiên cách đây hơn 100 năm và hiện đang trên đà trở thành xu hướng phổ biến.

Ngoài ra, những sự đổi mới có thể là bất kỳ sự thay đổi mới khác, ngay cả những thứ có vẻ nhỏ nhặt chỉ tạo ra sự khác biệt trong sơ đồ tổng thể của mọi thứ và thậm chí không cần phải có công nghệ gì cả.

Trên thực tế, đổi mới mô hình kinh doanh và tiếp thị là những hình thức đổi mới cực kỳ mạnh mẽ không đòi hỏi bạn phải đầu tư vào các nghiên cứu tiên tiến.

Ngay cả một vài cải tiến tương đối đơn giản trong một số quy trình nội bộ của bạn cũng có thể là sự khác biệt giữa việc mang lại lợi nhuận hay không, vì vậy những cải tiến gia tăng thường rất quan trọng đặc biệt là đối với các công ty lớn.

Sự đa dạng của đổi mới được thể hiện thông qua 10 loại khuôn khổ được mô tả dưới đây:

Ví dụ về những thành công trong đổi mới

Sự thành công trong công cuộc đổi mới sẽ trông như thế nào?

Chắn chắn, tất cả mọi người đều biết rằng những đột phá trong công nghệ mới như bóng đèn , Internet đã làm thay đổi cả thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra một vài ví dụ cụ thể hơn về sự thành công của đổi mới.

Mô hình kinh doanh đăng ký có sẵn

Đổi mới mô hình kinh doanh là một trong những hình thức đổi mới mạnh mẽ nhất, tuy nhiên nó không được đánh giá cao.

Mặc dù bản thân mô hình kinh doanh rõ ràng là khá cũ nhưng nó đã được sử dụng thành công cho nhiều thế hệ trong những thứ như báo chí và vé xem mùa giải, mô hình này đã trở nên phổ biến đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua.

Sau khi công ty Salesforce tiên phong trong việc sử dụng phần mềm như một mô hình kinh doanh dịch vụ, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự thành công vang dội trong các doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh đăng ký giúp khách hàng mua dễ dàng hơn vì họ không bị buộc phải đầu tư trả trước và có thể linh hoạt kết thúc đăng ký bất cứ khi nào họ muốn. Đối với doanh nghiệp, nó gắn lợi ích của họ với khách hàng giúp dễ dàng dự đoán được các nguồn doanh thu và cuối cùng giúp họ tăng lợi nhuận.

Đó là một ví dụ tuyệt vời về một sự thay đổi tưởng như đơn giản nhưng lại có thể quyết định nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Luân canh cây trồng theo mùa

Quay trở lại thời kỳ con người mới bắt đầu trồng trọt, một mô hình tương tự đã xuất hiện đa dạng tại nhiều khu vực địa lý.

Nhờ cuộc cách mạng nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Khi dân số tăng lên, ngày càng cần nhiều đất hơn để trồng lương thực cho tấc cả mọi người. Do đó, cần phải mở rộng diện tích đất nông nghiệp đến các vùng lân cận cho đến khi không còn đất canh tác để mở rộng.

Ngay lúc đó, người dân thường bắt đầu canh tác đất đai nhiều hơn và chỉ chọn trồng những loại cây có năng suất cao nhất để đối phó với nhu cầu gia tăng gia dân số.

Tuy nhiên, điều này chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Khi chúng ta trồng cùng một loại cây trồng ở cùng một nơi năm này qua năm khác đất sẽ mất dần chất dinh dưỡng. Điều này sẽ làm giảm năng suất cây trồng và cuối cùng dẫn đến việc đất không thể sử dụng để canh tác trong một thời gian dài.

Giải pháp cho vấn đề này cực kỳ đơn giản, về cơ bản chúng ta chỉ cần luân phiên trồng các loại cây trồng theo mùa và thỉnh thoảng hãy cho đất nghỉ ngơi.

Việc đổi mới quy trình tưởng như đơn giản này đã đủ để duy trì chất lượng của đất trồng và cứu sống hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người khi chúng ta chưa có tất cả công nghệ và kiến ​​thức cơ bản về nông nghiệp mà chúng ta sở hữu ngày nay.

Quy tắc $ 2.000 của Ritz-Carlton

Quy tắc 2.000 đô là một ví dụ khác trong quy trình đổi mới chủ yếu tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.

Ritz-Carlton là một chuỗi khách sạn sang trọng cung cấp những dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng và để tiếp tục nâng cao vị thế của mình họ cần phải tiếp tục duy trì danh tiếng của mình.

Để đảm bảo điều này, từ lâu họ đã đề ra một quy tắc gọi là quy tắc 2.000 đô. Đúng như tên gọi, khách sạn này cho phép bất kỳ nhân viên từ cấp thấp nhất có thể dùng 2.000 đô la cho một lần giải quyết phàn nàn cho khách hàng mà không cần phải xin phép quản lý.

Đó không phải là 2.000 đô mỗi năm, mà là 2.000 đô cho mỗi lần giải quyết khiếu nại . Lúc đầu, điều này có thể khiến một vài người ngạc nhiên nhưng khi bạn xem xét rằng khách hàng của họ chi tiêu trung bình 250.000 đô la trong suốt cuộc đời của họ, điều này khiến cho quy tắc này trở nên có ý nghĩa.

Bằng cách áp dụng quy tắc như vậy, các nhân viên có thể biết rõ ràng ban lãnh đạo không chỉ coi trọng trải nghiệm của khách hàng mà còn có niềm tin sâu sắc vào khả năng phán xét của nhân viên. Điều này mang lại một trải nghiệm tuyệt vời hơn so với các khách sạn tầm thường khác.

Quy tắc này có thể không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp của bạn, nhưng nó vẫn là một ví dụ tuyệt vời về một thay đổi đơn giản nhưng lại có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong trải nghiệm của khách hàng.

Làm thế nào để áp dụng đổi mới trong thực tế?

Bây giờ bạn đã có cái nhìn toàn diện về đổi mới thật sự là gì, vậy tạo ra nó như thế nào?

Đó là cả một nghệ thuật và khoa học của chính nó và không nhất thiết chỉ có một “cách đúng đắn để đổi mới”.

Hơn nữa, câu trả lời cũng phụ thuộc nhiều vào việc bạn đang muốn tạo ra những đổi mới nhỏ, tăng dần hay tạo ra những đổi mới mang tính đột phá lớn hơn, nhiều hơn .

Ngoài ra, nếu bạn đang muốn đổi mới với tư cách là một công ty khởi nghiệp, những thách thức bạn phải đối mặt sẽ hơi khác so một công ty lớn độc quyền.

Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm tương đồng giữa các loại hình công ty. Dưới đây là tổng quan về những cách chúng tôi tiếp cận vấn đề này:

  1. Xác định ý nghĩa của một vấn đề nếu nó là một vấn đề lớn hãy chia nó thành nhiều phần nhỏ hơn
  2. Tìm giải pháp tốt nhất với nguyên tắc tư duy đầu tiên
  3. Giải quyết các vấn đề và tạo ra giá trị thực
  4. Giữ tinh thần cởi mở và liên tục tìm kiếm những điều cần cải thiện

 

Tất nhiên, nói thì dễ hơn làm. Điều quan trọng là phải ghi nhớ bức tranh tổng quan và không lạc lối trong những điều không liên quan.

Về bản chất, bạn nên bắt đầu bằng cách xác định một vấn đề mà bạn muốn giải quyết cho khách hàng của mình. Ngoài ra, đây cũng có thể là một mục tiêu lớn hơn, xa hơn nhưng đầy tham vọng và cụ thể.

Hầu như không bao giờ bạn có thể giải quyết những vấn đề có ý nghĩa này chỉ với một sự đổi mới duy nhất, vì vậy những gì bạn cần làm sau đó là chia vấn đề hoặc mục tiêu thành những phần nhỏ hơn.

Sau đó, bạn có thể đơn giản bắt đầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề,từng vấn đề một. Chỉ cần đảm bảo làm điều đó theo cách tạo ra giá trị thực.

Hai bước trên là phương pháp cơ bản cho khởi nghiệp theo hướng đơn giản nhất.

Cuối cùng để có thể có được giải pháp tốt nhất, bạn nên giữ một tâm trí cởi mở và liên tục tìm những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề và nắm bắt rõ mục tiêu của mình và cách bạn thực hiện điều đó là áp dụng những nguyên tắc tư duy đầu tiên.

Kết luận

Nếu đổi mới là một nghệ thuật và một khoa học của riêng nó thì hành động biến nó thành hiện thực trong các tổ chức cũng vậy. Đây được gọi là quản lý đổi mới hoặc khả năng giới thiệu những điều mới một cách có hệ thống và quản lý toàn bộ quá trình theo cách giúp bạn làm cho đổi mới dễ dự đoán và phát triển hơn.

Đây là một chủ đề lớn mà chúng tôi đã viết khá nhiều nên chúng tôi sẽ không trình bày chi tiết hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tạo ra nhiều đổi mới hơn trong tổ chức của mình thì hãy tham gia Chương trình Huấn luyện Trực tuyến về Hệ thống Đổi mới của chúng tôi.

Đây là một chương trình trực tuyến sẽ hướng dẫn bạn từng bước thực hiện quá trình đổi mới trong tổ chức của bạn. Chúng tôi đảm bảo nó sẽ mang lại kết quả kinh doanh thực sự cho bạn.

Nguồn: Viima

 

Call
icons8-exercise-96 chat-active-icon