Trong 2 ngày 24 và 25/9/2022, vòng bán kết 3 Cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp – Đổi mới sáng tạo” lần 8 diễn ra tại Hội trường Bảo tàng TPHCM. Có tất cả 33 dự án đến từ miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ tranh tài để tìm ra 11 dự án vào chung kết vào giữa tháng 10/2022.
Sau 2 vòng bán kết ở An Giang và Hà Nội, đã có tổng cộng 19 dự án nhận được tấm vé vào chung kết. Trong đó, khu vực ĐBSCL có 7 dự án, Khu vực phía Bắc có 12/28 dự án tiến vào chung kết nhờ tính vượt trội về tính khả thi, sản phẩm đạt tiêu chuẩn, hàm lượng công nghệ cao. Qua phần trình bày bài thi ở 2 vòng bán kết vừa qua, các dự án thể hiện được nỗ lực cũng như khát vọng phát triển sinh kế cộng đồng khá cao. Dự án được xây dựng dựa trên nền tảng nguồn tài nguyên bản địa gắn với việc tạo công ăn việc làm, nâng cao giá trị kinh tế, bảo tồn, duy trì những sản phẩm bản địa. Điều này được thể hiện rõ ở các dự án thuộc khu vực miền núi phía Bắc cũng như khu vực ĐBSCL.
Vòng bán kết 3 diễn ra tại TP.HCM có số lượng dự thi nhiều nhất với 33 dự án đến từ 13 tỉnh, thành. Chủ nhà TP.HCM là địa phương có số lượng áp đảo với 16 dự án. Tiếp theo là Lâm Đồng 04 dự án. Bình Thuận và Tây Ninh cùng có 02 dự án. Các dự án còn lại thuộc Nghệ An, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Hậu Giang và Tiền Giang.
Một trong những dự án được đánh giá cao tại vòng bán kết 3 là “Bột rửa rau, thịt cá Kochu” của Nguyễn Hải Minh (Nghệ An). Sản phẩm ngâm rửa rau thịt cá dạng bột và dạng nước Kochu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đặc biệt, có ứng dụng công nghệ cao, giúp tiệt trùng, loại bỏ các loại sâu, sán, sên hay những tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật… Trong khi đó, dự án “Sản phẩm thay thế thịt thực vật từ mít” của Cao Thị Cẩm Nhung ở Hậu Giang cũng rất được quan tâm. Sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng về ăn chay và ăn kiêng linh hoạt với nhiều chủng loại, tạo ra các sản phẩm ngon, dinh dưỡng, giá cả hợp lý.
Tại TP.HCM, dự án ống hút, bún gạo Ohuga của Trương Thị Hồng Hà có nhiều tiềm năng vào chung kết bởi đây là sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Sản phẩm có nhiều kích thước khác nhau, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu tiêu dùng. Đặc biệt, nguyên liệu sản xuất hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường và tự phân hủy nhanh sau khi sử dụng.
Với thành phần chính được làm từ tinh bột gạo, màu tự nhiên từ các loại rau củ quả như: củ dền, rau ngót, gấc, hạt dành dành, cà rốt, hoa đậu biếc… ống hút gạo Ohuga trở nên sống động với nhiều màu sắc, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thời gian sử dụng kéo dài đến 8 giờ kể từ khi cắm vào thức uống. Trong khi đó, dòng bún sợi thẳng của Ohuga được kết hợp với nhiều nguyên liệu như thanh long ruột đỏ, lá bồ ngót hay gạo lứt đã tạo được giá trị cho nhóm khách hàng liên quan đến các bệnh như: béo phì, đường huyết cao, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát mức cholesterol…
Khác với 2 vòng thi trước, vòng bán kết này, số lượng dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất khá nhiều. Ngoài “Bột rửa rau, thịt Kochu”, “Ống hút và bún sợi thẳng Ohuga”, các dự án như “Dự án phát triển đẳng sâm” (Kon Tum) hay loạt dự án gồm Sữa chua sấy đông khô Yobite”; Natural Calcium; Chế phẩm sinh học cho Thủy sản từ Lá Bàng – Biotech; Anora – Thiết bị lọc khí và khử mùi bằng nguyên liệu tái chế, đều của TP.HCM hứa hẹn tạo nên sự gay cấn trong phần thuyết trình.
Ông Võ Tường Huy – bộ phận truyền thông, Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau nhà tài trợ chính cuộc thi cho biết, Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau có sứ mệnh cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng của nền nông nghiệp Việt Nam. Hàng năm, bên cạnh mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phân bón dầu khí Cà Mau còn trích một phần kinh phí để triển khai các chương trình an sinh xã hội. “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp – Đổi mới sáng tạo” là một trong những chương trình trọng điểm mà phân bón Cà Mau muốn hướng đến trong năm 2022 nhằm tìm kiếm, phát hiện những dự án có tính khả thi, có hiệu quả để hỗ trợ một phần về kinh phí, kiến thức để tạo nền tảng cho dự án phát triển trong tương lai. Ở 2 vòng bán kết đầu tiên, có một số dự án có tiềm năng được đơn vị chú ý và hy vòng tại vòng bán kết ở TP.HCM, các dự án sẽ có phần trình bày tốt, phù hợp với các tiêu chí của công ty.
Tại vòng bán kết 3, ngoài phần trưng bày sản phẩm và thi thuyết trình tại Bến Nhà Rồng – Bảo tàng TP.HCM, các dự án còn tham gia bán hàng tại Phiên chợ Xanh – Tử tế từ 07h00 đến 12h00 sáng Chủ nhật (25/9) ở khuôn viên Trung tâm Xúc tiến nông nghiệp -Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 135A Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3. Trong buổi này BGK sẽ tham quan, chấm điểm về kỹ năng tiếp thị tại điểm bán, tác phong và nội dung tiếp thị, giới thiệu sản phẩm với khách hàng…
BAN GIÁM KHẢO VÒNG BÁN KẾT 3
- Ông TRẦN ANH TUẤN – Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Đổi mới sáng tạo 3AI
- Bà NGUYỄN CẨM CHI – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên FYE
- Ông PHAN BỬU TOÀN– Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Sài Gòn
- Ông PHAN VĂN MINH– Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường – Đại học Nông lâm TP.HCM
- Ông NGUYỄN ĐỨC TÙNG– PCT kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam
Cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp – Đổi mới sáng tạo” lần 8 năm 2022 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (TT.BSA), Hội doanh nghiệp HVNCLC tổ chức với sự đồng hành của Qũy hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau, Dự án HVNCLC Chuẩn hội nhập đồng tổ chức. Đồng hành cùng cuộc thi còn có nhiều doanh nghiệp hội viên Hội HVNCLC như Công ty Cổ phần Vinamit, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty TNHH Minh Long I, Công ty Cổ phần Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty TNHH SX TM DV Qui Phúc, Công ty TNHH MTV Tư Vấn QP Việt Nam, Công ty TNHH Lợi Lợi Dân, Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn Cầu GIBC, Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan….
DANH SÁCH 33 DỰ ÁN THAM GIA VÒNG BÁN KẾT 3
STT |
Tỉnh/ |
Dự án |
Họ tên chủ DA |
1 |
Bình Thuận |
Nước ép thanh long Bảo Long |
Trần Thị Kim Lĩnh |
2 |
Bình Thuận |
Rượu trái cây lên men – LARUVIE |
Hồ Duy Khánh |
3 |
Đắk Lắk |
Du lịch trải nghiệm nông nghiệp và văn hóa truyền thống đồng bào Tây Nguyên |
Trương Tuấn Anh |
4 |
Đắk Nông |
Giáo dục trải nghiệm gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông |
Ngô Thị Thu Hằng |
Nguyễn Thị Thu Thủy |
|||
Phạm Thị Hồng Loan |
|||
5 |
Kon Tum |
Dự án phát triển đẳng sâm |
Trương Tất Đạt |
6 |
Lâm Đồng |
Sàn Homestay |
Hà Thuý Diện |
7 |
Lâm Đồng |
Bảo Lộc Coffee House |
Nguyễn Phú Cường |
8 |
Lâm Đồng |
Dầu lạc đen và một số sản phẩm chế biến từ lạc đen |
Phạm Thị Hương |
9 |
Lâm Đồng |
Nhà của Thời Thanh Xuân |
Võ Thành Luân |
10 |
Phú Yên |
Vòng đời các sản phẩm từ cây Sen |
Lương Việt Chương |
Trần Hoàng Du |
|||
Huỳnh Hoàng Quốc Cường |
|||
11 |
Quảng Nam |
Dinh dưỡng đạm thực vật từ nông nghiệp sinh thái |
Nguyễn Vũ Hải Phong |
Trần Thị Hồng Thảo |
|||
Nguyễn Bá Dy |
|||
12 |
Quãng Ngãi |
Sản phẩm nước rong biển Seri Choice |
Đỗ Thị Tú Trinh |
Nguyễn Tấn Phức |
|||
13 |
Tây Ninh |
DA Nước Mắm Trái Điều và Mắm Trái Điều |
Âu Vương Ngọc |
Âu Thị Mỹ Hạnh |
|||
Nguyễn Ngọc Sơn |
|||
14 |
Tây Ninh |
Trồng dưa lưới trong nhà kính |
Nguyễn Tuấn Kiệt |
15 |
TPHCM |
Sữa chua sấy đông khô Yobite |
Nguyễn Trường Thịnh |
16 |
TPHCM |
Xốt Gia Vị Hoàn Chỉnh Tri Kien Spices |
Dương Ngọc Văn Long |
17 |
TPHCM |
Thảo dược ngâm tay chân |
Nguyễn Hà Mỹ Vân |
Nguyễn Thị Ngọc Diễm |
|||
18 |
TPHCM |
Q ORGANIC |
Trịnh Công Qui |
Phạm Quỳnh Thương |
|||
Trần Ngọc Duy |
|||
19 |
TPHCM |
ATER – bột Tảo nguyên liệu |
Dương Trí Nguyện |
Đỗ Vinh Đường |
|||
Phạm Thị Thúy Vi |
|||
20 |
TPHCM |
Các Sản phẩm Ống hút, bún gạo |
Trương Thị Hồng Hà |
21 |
TPHCM |
NATURAL CALCIUM |
Nguyễn Thành Tất |
22 |
TPHCM |
Nghiên cứu sử dụng hạt Mãng cầu xiêm làm thuốc trừ sâu sinh học |
Nguyễn Thị Ngọc Thảo |
Trần Vũ Hoài An |
|||
Huỳnh Quí Nguyệt |
|||
23 |
TPHCM |
Cơm cháy đặc sản Smile |
Nguyễn Thu Hà |
Nguyễn Bá Tuấn |
|||
24 |
TPHCM |
Chế phẩm sinh học cho Thủy sản từ Lá Bàng – Biotech |
Nguyễn Hữu Tiến |
Đoàn Thị Thu Hằng |
|||
Trần Văn Nguyên |
|||
25 |
TPHCM |
Đo và giám sát lưu lượng nước các hồ chứa ở đồng bằng sông Cửu Long |
Trần Quý Hữu |
Hồ Thanh Huy |
|||
Nguyễn Tấn Lộc |
|||
26 |
TPHCM |
Nước giải khát từ trái Điều |
Vũ Đức Ngọc |
Phạm Văn Hưng |
|||
Nguyễn Hữu Nghĩa |
|||
27 |
TPHCM |
ANORA – Thiết bị lọc khí và khử mùi bằng nguyên liệu tái chế |
Nguyễn Trần Thuý Vi |
Đinh Thị Hồng Nhi |
|||
Nguyễn Thị Hồng Vân |
|||
28 |
TPHCM |
NOVA – GEL trị lành vết thương từ lá Sống đời |
Nguyễn Thị Như Ý |
Võ Hoàng Nhiên |
|||
Nông Thị Yến |
|||
29 |
TPHCM |
Nghiên cứu xây dựng công thức kem bôi chống rạn da, mờ sẹo từ rau má, dầu bơ và dầu dừa |
Nguyễn Hà Quốc Thái |
Đoàn Minh Hiền |
|||
Huỳnh Thị Minh Ngọc |
|||
30 |
TPHCM |
Sản xuất dịch kem tươi thuần chay |
Lưu Cát Tường |
Nguyễn Kim Toả |
|||
Huỳnh Thái Nguyệt |
|||
31 |
Hậu Giang |
Sản phẩm thịt thực vật từ mít |
Cao Thị Cẩm Nhung |
32 |
Tiền Giang |
Mô hình thiết kế hệ thống tưới thích ứng biến đổi khí hậu |
Nguyễn Sơn Thanh |
33 |
Nghệ An |
Bột rửa rau Kochu |
Nguyễn Hải Minh |
Phạm Thị Tường Vi |
|||
Nguyễn Văn Cường |