Vòng bán kết “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp – đổi mới sáng tạo” lần 8 đã khép lại tại TP.HCM với 11 dự án thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ vào vòng chung kết…
Sau 2 ngày thi 24-25/9, 11 dự án khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ chiến thắng vào vòng trong, nâng tổng số dự án tranh tài ở vòng chung kết lên 30.
Ông Trần Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Đổi mới sáng tạo 3AI cho biết, trong hệ sinh thái khởi nghiệp, tỷ lệ thất bại cao hơn thành công. Cuộc thi là thao trường để các đội dự án tập dượt, ban giám khảo giúp các dự án nhìn nhận về ý tưởng đúng, giải pháp đúng, sản phẩm đúng, mô hình kinh doanh đúng để thu hút, tính khả thi và bền vững.
Theo ông Tuấn, hình ảnh bao bì sản phẩm của các dự án ở vòng bán kết này khá đẹp. Từ thiết kế logo, bao bì, thông điệp truyền tải, câu chuyện thương hiệu đến bài trình bày chỉn chu hơn, mỗi dự án đều có câu chuyện hay như “Nhà của thời thanh xuân, Trạm bình yên, Nguồn gốc café Việt…
Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp – đổi mới sáng tạo” lần 8 năm 2022 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức nhằm cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên Việt Nam trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển tài nguyên bản địa.
Cuộc thi được phát động vào tháng 6/2022 đã thu hút được đông đảo thanh niên Việt Nam hưởng ứng tham gia. Sau hơn 3 tháng nhận bài thi, có 163 dự án đại diện cho 40 tỉnh thành đăng ký, nộp đề cương tham gia. Ở vòng sơ khảo, Ban giám khảo đã chọn ra 88 dự án tốt nhất, đại diện cho 32 tỉnh, thành tham gia Vòng thi Bán kết, tổ chức tại 3 khu vực là An Giang, Hà Nội và TP.HCM.
Vòng chung kết sẽ diễn ra vào 2 ngày 15 và 16/10 tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM với 30 dự án tham gia. TP.HCM là địa phương có số lượng nhiều nhất với con 4 dự án. Các tỉnh, thành như Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Kạn, Bình Thuận, Cần Thơ, Đồng Tháp đều có 2 dự án.
DANH SÁCH 30 DỰ ÁN DỰ THI TẠI CHUNG KẾT
STT |
Tỉnh/
|
Tên dự án |
Họ tên chủ dự án |
1 |
Bình Thuận |
Nước ép thanh long Bảo Long |
Trần Thị Kim Lĩnh |
2 |
Bình Thuận |
Rượu trái cây lên men – LARUVIE |
Hồ Duy Khánh |
3 |
Hậu Giang |
Sản phẩm thịt thực vật từ mít |
Cao Thị Cẩm Nhung |
4 |
Lâm Đồng |
Nhà của Thời Thanh Xuân |
Võ Thành Luân |
5 |
Nghệ An |
Bột rửa rau Kochu |
Nguyễn Hải Minh |
6 |
Phú Yên |
Vòng đời các sản phẩm từ cây Sen |
Lương Việt Chương |
7 |
Quãng Ngãi |
Sản phẩm nước rong biển Seri Choice |
Đỗ Thị Tú Trinh |
8 |
TPHCM |
Xốt Gia Vị Hoàn Chỉnh Tri Kien Spices |
Dương Ngọc Văn Long |
9 |
TPHCM |
Sữa chua sấy đông khô Yobite |
Nguyễn Trường Thịnh |
10 |
TPHCM |
Cơm cháy đặc sản Smile |
Nguyễn Thu Hà |
11 |
TPHCM |
Các Sản phẩm Ống hút, bún gạo |
Trương Thị Hồng Hà |
12 |
An Giang |
Trại nấm Tài Phát |
Nguyễn Hoàng Ngọc Yến |
13 |
Bến Tre |
Dự án Cocohand nâng tầm giá trị hàng thủ công mỹ nghệ dừa Bến Tre |
Nguyễn Băng Nhi |
14 |
Cần Thơ |
Bảo tồn và nâng cao giá trị trái lê ki ma tại VN |
Đỗ Thị Xuân Diệu |
15 |
Cần Thơ |
Sản xuất Dược Trà – Khai thác giá trị dược liệu từ nông sản |
Đoàn Thị Hồng Thắm |
16 |
Đồng Tháp |
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP |
Lê Ngọc Thạch |
17 |
Đồng Tháp |
Sản xuất Me ngào đa dụng |
Lê Văn Lộc Kiềng |
18 |
Kiên Giang |
Son gấc, dầu gấc, rượu hạt gấc |
Nguyễn Thị Pha Phăng |
19 |
Bắc Kạn |
Dự án chế biến bún ngũ sắc |
Phan Thị Tố Mười |
20 |
Bắc Kạn |
Mô hình tổ chức liên kết trồng, chế biến Sâu Hoa hồng theo chuỗi giá trị có kiểm soát |
Hà Thị Nhâm |
21 |
Hà Nội |
Reo Coffee – Hệ sinh thái vườn rừng |
Đỗ Lan Hương |
22 |
Hải Phòng |
Sổ gạo – Cánh đồng sẻ chia |
Bùi Ngọc Cường |
23 |
Lạng Sơn |
Sản xuất các sản phẩm từ quả Mác Mật |
Dương Hữu Điện |
24 |
Nam Định |
DA phát triển làng nghề giấm truyền thống Bách Cốc cổ |
Vũ Minh Ngọc |
25 |
Nam Định |
Làng sinh thái ven biển |
Doãn Thị Thoa |
26 |
Nghệ An |
NANOSALT – Muối dược liệu Việt Nam |
Trần Thị Hồng Thắm |
27 |
Thái Bình |
Khôi phục làng nghề dệt lụa đũi Nam Cao kết hợp du lịch công đồng |
Lương Thanh Hạnh |
28 |
Thanh Hoá |
Sữa gạo lên men Amazake |
Nguyễn Mạnh Tiến |
29 |
Thanh Hoá |
Nước mắm Vị Thanh – HTX Chế biến Thủy sản Hải Bình |
Nguyễn Thế Hoàng |
30 |
Sơn La |
Nâng cao giá trị nông sản Sơn La- Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa |
Bùi Phương Thanh |